Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Phó tổng cục Đường bộ: Thiếu kết nối ở giữa các trạm thu phí không dừng

Trong tham luận tại Diễn đàn Thanh toán điện tử 2016 (VEPF 2016) được tổ chức sáng nay, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó tổng cục trưởng Đường bộ đã chỉ ra những vấn đề khi triển khai thu phí không dừng trên các tuyến quốc lộ. 
Thừa nhận thu phí không dừng mang lại nhiều lợi ích lớn, song Phó tổng cục trưởng Đường bộ cho rằng, việc triển khai tại Việt Nam gặp khó khi có nhiều vẫn còn một số tồn tại. 
Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo Dự án thu phí tự động không dừng trên toàn quốc, ông nhận định, lợi ích của việc áp dụng thu phí điện tử không dừng là rất lớn như tiết kiệm chi phí in vé, nhiên liệu hằng năm, chi phí cho lái xe, hành khách do rút ngắn thời gian di chuyển... góp phần vào thực hiện chủ trương của Chính phủ về giảm thanh toán bằng tiền mặt. 
Bên cạnh đó, theo ông, thông qua hoạt động thu phí không dừng, cơ quan quản lý Nhà nước quản lý được các phương tiện tham gia giao thông trên cả nước trong các công tác: quản lý đăng kiểm xe, quản lý đăng ký xe chính chủ, xử phạt nguội giao thông, theo dõi điều tra các xe bị mất trộm, phục vụ điều tra nhiều hoạt động của cơ quan chức năng… 
pho-tong-cuc-duong-bo-thieu-ket-noi-giua-cac-tram-thu-phi-khong-dung
Việc thực hiện dự án thu phí tự động không dừng tại Việt Nam được chia thành 2 giai đoạn. Ảnh: laocai.
Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, việc thực hiện dự án thu phí tự động không dừng được chia thành 2 giai đoạn.  Giai đoạn một, Bộ đã phê duyệt dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc  - giai đoạn một áp dụng cho Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên theo hình thức hợp đồng BOO có 28 trạm thu phí (không bao gồm 9 trạm do Vietinbank cung cấp tín dụng), nhà đầu tư thực hiện dự án là Liên danh Công ty cổ phần Tasco và Công ty VETC. Trong đó, dự kiến giai đoạn 2016-2019 sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng trên 1-2 làn, giai đoạn sau 2019 sẽ áp dụng trên tất cả các làn.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải đã ký hợp đồng với nhà đầu tư để triển khai thực hiện dự án.
Đến nay, nhà đầu tư đã triển khai thực hiện lắp đặt và vận hành hệ thống thu phí ETC tại 5 trạm: Quảng Đông (Quảng Bình), Toàn Mỹ (Đăk Nông), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Đăk Đoa (Gia Lai), Chư Pưh (Gia Lai) và hoàn thành lắp đặt thiết bị thu phí ETC tại 3 trạm: Hoàng Mai (Nghệ An), Hòa Phước, Tam Kỳ (Quảng Nam). Còn lại 16 trên tổng số 28 trạm đang phối hợp với các nhà đầu tư BOT để tiếp nhận bàn giao mặt bằng và 4 trạm chưa xây dựng trạm thu phí. Nhà đầu tư dự kiến sẽ lắp đặt hết các trạm còn lại trong năm 2016.
Ông Thắng cũng cho  biết, các nhà đầu tư đã phối hợp cùng với Cục Đăng kiểm Việt Nam triển khai phát hành thẻ E-tag (thẻ để thu phí không dừng) và đến nay đã dán được hơn 10.000 thẻ, dự kiến đến cuối 2016 dán được 500.000 thẻ.
Trong giai đoạn 2 áp dụng trên toàn quốc, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết để có thể triển khai hệ thống đồng bộ, trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Liên doanh Tasco-VETC lập đề xuất dự án đối với các trạm thu phí thuộc phạm vi từ miền Bắc đến Đà Nẵng. Cùng với đó, cơ quan quản lý giao Ngân hàng Vietinbank lập đề xuất dự án đối với các trạm từ Đà Nẵng vào miền Nam.
Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt đề xuất dự án do Liên danh Ngân hàng Vietinbank – Công ty Đèo Cả lập và đã công bố danh mục để kêu gọi đầu tư từ tháng 6/2016. Bộ sẽ phê duyệt dự án đầu tư và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định sau khi được Thủ tướng ban hành Quyết định về hoạt động của hệ thống thu phí tự động không dừng. 
Tuy nhiên, trong tham luận, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cũng chỉ ra 4 vấn đề tồn tại lớn nhất trong triển khai với thu phí không dừng hiện nay. Hiện nay có 3 công nghệ thu phí không dừng đang tồn tại. Theo ông, có tối thiểu 2 công nghệ thu phí không dừng sẽ được triển khai ở Việt Nam, việc này sẽ gây khó khăn cho người sử dụng và các đơn vị thu phí trong việc kết nối để đảm bảo có thể sử dụng một loại thẻ chạy qua tất cả các trạm.
Đối với các dự án thu phí không dừng sử dụng công nghệ  RFID (thụ động) cũng có nhiều đơn vị triển khai. Việc này cũng sẽ gây khó khăn cho người sử dụng và các đơn vị thu phí trong việc kết nối để đảm bảo có thể sử dụng một loại thẻ chạy qua tất cả các trạm thu phí. 
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, các dự án BOT chưa thực sự phối hợp với các nhà đầu tư dự án thu phí không dừng cũng là một trong những vấn đề lớn còn tồn tại. Bộ Giao thông Vận tải đã ký hợp đồng BOO với nhà đầu tư dự án thu phí không dừng từ tháng 7/2016. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có dự án BOT nào ký hợp đồng dịch vụ thu phí đối với dự án BOO thu phí không dừng.
Theo ông Thắng, hệ thống thu phí tự động không dừng còn được sử dụng ở cả các tuyến đường địa phương. Do đó, để đảm bảo sự thống nhất trên toàn quốc, các địa phương và Bộ Giao thông Vận tải cần có sự phối hợp trong quá trình triển khai, đặc biệt là sử dụng các đơn vị thực hiện dịch vụ thu phí do Bộ lựa chọn nhằm đảm bảo vấn đề kết nối, thuận tiện cho người sử dụng, tránh lãng phí trong đầu tư.
Phó tổng cục trưởng Đường bộ Nguyễn Toàn Thắng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đang quản lý 86 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ và đường cao tốc, trong đó có 74 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ (45 trạm thu phí đang thu; 29 trạm chưa thu, sẽ thu phí hoàn vốn đầu tư khi hoàn thành dự án). 12 hệ thống thu phí trên các tuyến cao tố (6 hệ thống đang thu, 6 hệ thống thu phí chưa thu, sẽ thu phí hoàn vốn đầu tư khi hoàn thành dự án). Ngoài ra, các địa phương quản lý 15 trạm thu phí, trong đó có 10 trạm đang thu và 5 trạm chưa thu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét