Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

VEPF 2016 kiến nghị bắt buộc thanh toán điện tử ở trong thu phí giao thông

Diễn đàn Thanh toán điện tử - VEPF 2016 diễn ra sáng 24/11 với sự góp mặt của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán điện tử, ngân hàng, giao thông.

Diễn đàn VEPF 2016 sáng nay đưa ra 4 kiến nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan, trong đó sớm ban hành quy định và lộ trình bắt buộc áp dụng thanh toán điện tử trong thu phí giao thông và thanh toán dịch vụ vận tải công cộng đô thị.

Chỉ 1% dịch vụ công cấp độ 4 được cung cấp
Hiện nay có khoảng 125.000 dịch vụ công mà Chính phủ và các cơ quan công quyền phải cung cấp cho người dân, nhưng đến lúc này có chưa đầy 1.200 dịch vụ cấp độ 4 (cấp độ hoàn chỉnh nhất của dịch vụ hành chính công trực tuyến) được cung cấp, tức là chưa tới 1%. Đây là một con số mà Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận, rất đáng suy ngẫm. Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử từ nay đến 2020. Mặc dù kết quả thực hiện vẫn còn khiêm tốn nhưng được cộng đồng quốc tế đánh giá có bước tiến. Nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế là việc triển khai hiện vẫn còn nhiều hạn chế khi tiếp cận với người dân, do chưa có giải pháp thay đổi thói quen dung tiền mặt của người dân.
nguoi-dan-muon-co-mot-the-thanh-toan-duy-nhat-khi-tham-gia-giao-thong
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Diễn đàn Thanh toán điện tử VEPF 2016 sáng 24/11.
Để thúc đẩy quá trình này, ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Thanh toán Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều kiến nghị quan trọng, như Bộ Tài chính cần đề xuất các chính sách về thuế nhằm khuyến khích phát triển nộp thuế điện tử, thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và tại các điểm bán lẻ. Bộ Công Thương thì xây dựng và ban hành các chính sách, chương trình thúc đẩy thương mại điện tử và phát triển thanh toán điện tử.
Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện hành lang pháp lý, các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển thanh toán qua ACH; chỉ đạo Công ty NAPAS xây dựng Hệ thống ACH; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuyển mạch tài chính để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và nộp thuế điện tử.
Liên quan tới thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử, bà Lại Việt Anh, Cục phó Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) cho biết, hiện 7% giao dịch trên thị trường được thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử. 
Bà Việt Anh cho rằng, ngoài chính sách khuyến khích như miễn, hoàn thuế cho doanh nghiệp sử dụng thanh toán điện tử, thì cần giải pháp thiết thực hơn. Đơn cử, chính doanh nghiệp cung cấp giải pháp trung gian thanh toán, ngân hàng đưa có chính sách ưu đãi với người tiêu dùng khi chấp nhận thanh toán điện tử... "Đây là những động lực, khuyến khích tốt hơn với doanh nghiệp, người tiêu dùng sử dụng thanh toán điện tử", Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử đánh giá.
Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử nhấn mạnh, thay vì các giải pháp hành chính thì nên hỗ trợ, khuyến khích sự vào cuộc của các đơn vị cung cấp trung gian thanh toán, ngân hàng và nhất là doanh nghiệp. "Khi doanh nghiệp thấy có lợi ích thực chất thì người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ sử dụng", bà Lại Việt Anh chia sẻ.
Chỉ cần một thẻ thanh toán duy nhất khi tham gia giao thông?
Tại Diễn đàn Thanh toán điện tử - VEPF 2016, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang quản lý 86 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ và đường cao tốc và các địa phương quản lý 15 trạm thu phí, trong đó khoảng 2/3 đang thực hiện thu phí. 
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho rằng, thu phí không dừng mang lại nhiều lợi ích lớn, nhưng việc triển khai tại Việt Nam gặp khó khi có nhiều vẫn còn một số tồn tại. Đó là các vấn đề chưa đồng bộ về công nghệ gây khó khăn cho người sử dụng và việc kết nối giữa các đơn vị, một số dự án BOT chưa thực sự phối hợp với các nhà đầu tư dự án thu phí không dừng…
-1
Các diễn giả tham gia phiên đối thoại thanh toán điện tử liên thông trong thu phí giao thông.
Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng lĩnh vực giao thông có nhiều dịch vụ phải thanh toán. Hình thức đầu tư BOT nhiều quốc gia triển khai, kể cả Mỹ. Hiện nay đưa ra 3 lộ trình thu phí. Giai đoạn một là thu phí không dừng nhưng vẫn cần barie, điều này thì vẫn mất thời gian. Việt Nam phải nạp tiền, đảm bảo có tiền rồi thì barie mới mở cửa.
Giai đoạn 2 là không cần người ở trạm thu phí mà chỉ có đầu đọc và đầu thu. Giai đoạn 3 còn cao hơn nữa qua ETC như ở Nhật Bản, tức là người lái xe thông qua trạm thu phí mà không cần phải dừng lại.
Tuy nhiên, Việt Nam đang ở giai đoạn 1 và phấn đấu đến năm 2019 bỏ barie. Gần đây Chính phủ còn chỉ đạo nghiên cứu loại hình thu phí theo kiểu trả sau, trước đây mới có trả trước.
Ông Vũ Quang Lâm, Thành viên HĐQT Tasco, Tổng giám đốc VETC thừa nhận, hiện tại đang có 2-3 đơn vị phát hành thẻ hiện chưa kết nối, liên thông được với nhau. “Nếu tôi là người dân tôi cũng thấy phiền. Người dân cần biết một thẻ có thể đi qua các trạm, dịch vụ giao thông thì quá tốt”, ông Lâm nói.
Trước thắc mắc về việc hiện nay đang có bao nhiêu hình thức thu phí giao thông và đến bao giờ thì thống nhất thành một thể? Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết Bộ này hiện chỉ triển khai đúng một công nghệ, nhưng thực tế thì đang tồn tại thêm dịch vụ OBU của VietinBank và Bộ đang đề nghị dừng triển khai. Sắp tới Việt Nam sẽ tích hợp chung một công nghệ thẻ chung để tiện lợi cho người sử dụng.
"Đóng vai" người dân, Chủ tịch FPT - Trương Gia Bình đưa ra ba mơ ước khi tham gia giao thông. Ước mơ đầu tiên là không có barrie khi lưu thông trên mọi tuyến đường toàn quốc. Thứ hai, đi lại trong thành phố người dân cũng không cần "rút ví, rút thẻ ra - vào liên tục" để thanh toán và cuối cùng, chỉ cần một thẻ nhưng người dân có thể dùng để trả phí cho các loại phương tiện khác nhau.
Chủ tịch Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam một lần nữa nói "mong muốn đơn giản của người dân" là có một loại thẻ thống nhất dùng trong tất cả các loại phương tiện giao thông. "Người dân muốn được rút ngắn thời gian tham gia giao thông, mong muốn hết sức đơn giản vậy thôi", ông Thanh nhấn mạnh.
Phó tổng giám đốc Ngân hàng VietinBank - Trần Công Quỳnh Lân đề xuất, với hệ thống metro, bus... phát triển hiện nay, Phó tổng giám đốc VietinBank nhấn mạnh, cần thành lập một trung tâm kết nối để kết nối, tích hợp với hệ thống ngân hàng, đảm bảo người dân chỉ cần dùng một loại thẻ duy nhất có thể di chuyển trên mọi tuyến đường, trên nhiều hệ thống giao thông khác nhau.
-2
Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank đề xuất, cần thành lập một trung tâm kết nối để kết nối, tích hợp với hệ thống ngân hàng để người dân chỉ cần một loại thẻ thanh toán duy nhất để người.
Chia sẻ với đề xuất của lãnh đạo VietinBank, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho rằng, về vấn đề công nghệ quyền lợi của các nhà đầu tư rất khác nhau, cần một ai đó đứng ra làm trọng tài. Bộ Giao thông Vận tải làm sao để phát huy vai trò đó của mình?
Đáp lại, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Giao thông Vận tải cho rằng, không quá lo lắng về công nghệ, song vấn đề ở chỗ công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến và các ngân hàng phải thống nhất giải pháp.
Ông Vũ Quang Lâm, Thành viên HĐQT Tasco, Tổng giám đốc VETC thừa nhận, hiện tại đang có 2-3 đơn vị phát hành thẻ hiện chưa kết nối, liên thông được với nhau. “Nếu tôi là người dân tôi cũng thấy phiền. Người dân cần biết một thẻ có thể đi qua các trạm, dịch vụ giao thông thì quá tốt”, ông Lâm nói.
Tại phiên đối thoại, lãnh đạo VietinBank và BIDV chia sẻ những góc nhìn khác nhau về cung cấp dịch vụ liên thông thanh toán ngân hàng trong thu phí giao thông.
Theo ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng VietinBank cho rằng công nghệ bao giờ cũng phải có thời gian để tiến hoá. Do đó, phải có nhiều chuẩn khác nhau để phù hợp với thực tế. Ngoài ra, phải làm sao để đảm bảo được sự tương thích của công nghệ và luôn luôn đặt nguyện vọng của người dân khi thiết kế sản phẩm.
Trong khi đó, ông Lê Ngọc Lâm, Phó tổng giám đốc BIDV nêu, mỗi công nghệ có những ưu nhược điểm khác nhau nhưng không nhất thiết phải có nhiều chuẩn khác nhau vì điều này sẽ làm phát sinh những chi phí không cần thiết. "Vấn đề cốt lõi là cần có sự tích hợp để người dân tiện sử dụng", ông Lâm nói.
Dù tranh luận song các bên vẫn đi tới thống nhất, cần có sự tích hợp, liên thông để người dân có thể sử dụng một thẻ thanh toán duy nhất cho mọi loại hình giao dịch điện tử.
Bốn kiến nghị về thúc đẩy thanh toán điện tử trong thu phí giao thông
Thay mặt Diễn đàn VEPF 2016, ông Trương Gia Bình đưa ra 4 kiến nghị gửi tới lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành để thúc đẩy thanh toán điện tử trong thu phí giao thông và khả năng liên thông với các dịch vụ thanh toán khác.
Thứ nhất, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành quy định và lộ trình bắt buộc áp dụng thanh toán điện tử trong thu phí giao thông và thanh toán dịch vụ vận tải công cộng đô thị.
Thứ hai, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo, giao Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Nhân dân các địa phương, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành thống nhất, đồng bộ, sớm ban hành chuẩn kỹ thuật và thanh toán nhằm kết nối liên thông thanh toán phí giao thông và dịch vụ vận tải công cộng cũng như khả năng liên thông với các dịch vụ tiện ích khác.
Thứ ba, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các bên thống nhất cơ chế chia sẻ doanh thu thu phí theo hướng hài hoà lợi ích giữa chủ đầu tư BOT, chủ đầu tư dự án thu phí tự động không dừng BOO và chủ phương tiện tham gia giao thông, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí tự động không dừng trên toàn quốc.
Thứ tư, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông Vận phối hợp triển khai các giải pháp khuyến khích và tăng cường truyền thông nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao thông vận tải.
Đáp lại, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong tuần này, Chính phủ đã họp bàn lần cuối về chính sách thu phí giao thông không dừng. Có thể trong tháng 11 sẽ ban hành quyết định cuối cùng về thu phí không dừng.
Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF) là sự kiện thường niên, quy mô lớn đầu tiên về thanh toán điện tử được tổ chức tại Việt Nam. VEPF cũng là cơ hội để các bên liên quan nói lên tiếng nói nhằm tác động tới sự thay đổi chính sách về thanh toán điện tử.
VEPF 2015 đã thu hút 400 khách tham dự sự kiện, trong đó có sự hiện diện của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, đại diện các ngân hàng, doanh nghiệp thương mại điện tử, công nghệ, giao thông, trung gian thanh toán... cùng các chuyên gia, giáo sư, giảng viên và chuyên viên nghiên cứu về thương mại - thanh toán điện tử.
Tại Diễn đàn, đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã ký Thỏa thuận ghi nhớ liên bộ về Chương trình hành động thúc đẩy nộp thuế điện tử, thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm bán lẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét